Tin tức - Sự kiện

TTSK – Những thay đổi về chính sách và luật nổi bật

4:45 chiều | 21/06/2022

 

A/ HỆ THỐNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ (RO e-Factura)

 

1. Hóa đơn điện tử (E-factura) là gì:

Hóa đơn điện tử là hóa đơn được phát hành, gửi và nhận ở dạng điện tử có định dạng .xml, cho phép xử lý tự động. Hóa đơn điện tử được kết nối trực tiếp với hệ thống hóa đơn điện tử RO e-Factura theo thời gian thực, cho phép phòng Thuế cũng như các cơ quan chức năng có thể kiểm tra, xác thực nhanh chóng và chính xác các giao dịch mua bán, giảm gian lận thuế, trốn thuế.

 

2. Hệ thống hóa đơn điện tử (RO e-Factura):

Hệ thống RO e-Invoice là một hệ thống lập hóa đơn điện tử bắt buộc, nhằm hợp lý hóa việc thu thuế và các nghĩa vụ, để nâng cao mức độ thu thuế GTGT, do đó dẫn đến việc ngăn chặn / chống trốn thuế.

 

 

3. Điểm khác biệt giữa hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy:

Hóa đơn điện tử sau khi phát hành sẽ tự động gửi đến hệ thống lưu trữ của ANAF theo thời gian thực(gần như là ngay lập tức), còn hóa đơn giấy thông thường sau 1 tháng mới tổng kết báo cáo. Do đó đối với hóa đơn điện tử, việc bổ sung, thay đổi hoặc làm khống hóa đơn đầu vào, đầu ra là không thể.

 
4. Hệ thống RO e-Factura hoạt động như thế nào?

Hệ thống hóa đơn điện tử hoạt động gồm 3 bước sau:

 
a- Nhà cung cấp (funizor) xuất hóa đơn và gửi đến hệ thống RO e-Factura
 
Bằng cách sử dụng các phần mềm xuất hóa đơn (nền tảng miễn phí của ANAF hoặc các phần mềm mất phí), nhà cung cấp hoàn thiện hóa đơn và gửi nó đến hệ thống RO e-Factura.
 
Các hóa đơn cần được công ty gửi đến hệ thống hóa đơn điện tử ngay sau khi phát hành, không thể được gửi vào cuối tháng, khi tất cả các hóa đơn đến tay kế toán.
 
Không thể phát hành hóa đơn bằng Word, Excell hoặc viết tay vì không thể gửi hóa đơn trong hệ thống Hóa đơn điện tử ở định dạng này; Hóa đơn phải được gửi dưới dạng điện tử với định dạng .xml.
 
b- ANAF xác minh tính đúng đắn của hóa đơn và gửi cho khách hàng.
 
ANAF xác minh tính đúng đắn của hóa đơn đã gửi, phân tích và nếu không đúng, gửi lại câu trả lời cho nhà cung cấp với các chi tiết sai sót từ hóa đơn. Nếu hóa đơn được gửi đáp ứng tất cả các yêu cầu bắt buộc và được kiểm tra, thì:
– chấp nhận nó trong hệ thống;
– gửi trả lời cho nhà cung cấp rằng hóa đơn hợp lệ;
– đính kèm chữ ký điện tử và thông qua hệ thống e-Factura gửi lại nhà cung cấp;
 
c- Khách hàng nhận hóa đơn và thanh toán
 
5. Hóa đơn điện tử ( e-Factura) sẽ bắt buộc thực hiện từ lúc nào:
 
Bắt đầu kể từ ngày 1/7/2022 hệ thống hóa đơn điện tử (e-Factura) là bắt buộc sử dụng đối với doanh nghiệp có hợp đồng với chính phủ (Business to Government -B2G), doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to Business – B2B) – đối với hàng hóa nằm trong nhóm khả năng trốn thuế cao.
 
6. Nhóm hàng hóa bắt buộc sử dụng e-Factura bao gồm:
 
– Rau quả và trái cây.
– Đồ uống nói chung và đồ uống có cồn.
– Quần áo, giày dép.
– Cát, sỏi…những công trình xây dựng mới.
Như vậy, hầu như các công ty Việt Nam đang kinh doanh tại Rumani đều nằm trong diện phải sử dụng hóa đơn điện tử e-Factura.
 
7. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho hệ thống hóa đơn điện tử:
 
– Máy tính hoặc laptop kết nối internet.
– Đăng ký chữ ký điện tử (semnatura electrica ).
 
 
 
– Đăng ký Spatiul Privat Vitual – Không gian ảo cá nhân cho doanh nghiệp trên trang chủ ANAF.
 
– Lựa chọn nền tảng phát hành hóa đơn điện tử phù hợp. Có thể sử dụng nền tảng miễn phí của Anaf hoặc thông qua các nền tảng phần mềm xuất hóa đơn điện tử khác như : SmartBill, FGO, Nexus ERP,…

 
 
 
8. Ví dụ minh họa về hiệu quả chống gian lận thuế của hệ thống hóa đơn điện tử:
 
Một xe tải chở trái cây hoặc quần áo bị hải quan dừng lại để kiểm tra. Khi kiểm tra giấy tờ, hóa đơn, phía hải quan nhận thấy phía công ty KHÔNG lập hóa đơn một cách chính xác, hoặc có thể chưa khai báo hết hàng hóa. Nếu như trước kia, thủ tục kiểm tra cần gọi báo cơ quan thuế ANAF đến để tìm ra những bất thường, trong khoảng thời gian ANAF cho đoàn đến kiểm tra, công ty đã kịp bổ sung hóa đơn chính xác và vấn đề biến mất. Nhưng bây giờ không thể xoay chuyển được, vì ngày đăng ký hóa đơn đã xuất hiện trong hệ thống.
 
 
B/ HỆ THỐNG KHAI BÁO VẬN TẢI RO E-TRANSPORT
 
Cũng giống như e-Factura, bắt đầu từ ngày 01.07.2022, việc vận chuyển, lưu thông những mã hàng hóa thuộc nhóm trốn thuế cao trên lãnh thổ Romania bắt buộc phải khai báo thông qua hệ thống của ANAF là e-Transport.
 
1. Hệ thống RO e-Transport là gì?
 
Hệ thống RO e-Transport là hệ thống giám sát việc vận chuyển hàng hóa có rủi ro trốn thuế trên lãnh thổ quốc gia, cho phép các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra giám sát việc lưu thông hàng hóa theo thời gian thực, dựa trên mã ITU.
 
Hệ thống e-Transport chứa thông tin chi tiết về người gửi hàng và người thụ hưởng, tên, đặc điểm, số lượng và giá trị của hàng hóa được vận chuyển, địa điểm xếp dỡ, thông tin chi tiết về phương tiện vận tải được sử dụng và mã UIT.
 
 
 
 
2. Mã UIT là gì?
 
Mã UIT là mã duy nhất do hệ thống e-Transport tạo ra, nhằm xác định và giám sát hàng hóa có rủi ro trốn thuế được vận chuyển trên lãnh thổ Romania. Người vận chuyển hàng hóa thuộc nhóm rủi ro trốn thuế cần sở hữu mã UIT được in ra hoặc có file điện tử kèm theo những giấy tờ liên quan đến hàng hóa trong khi lưu thông trên đường.
 
Đối với việc tạo mã UIT, dữ liệu của hàng hóa rủi ro thuế được cần khai báo trong hệ thống e-Transport tối đa ba ngày trước ngày bắt đầu vận chuyển. Mã UIT có hiệu lực trong năm ngày theo lịch, bắt đầu từ ngày được khai báo bắt đầu vận chuyển hàng.
 
3. Nhóm hàng hóa rủi ro thuế trong hệ thống e-Transport?
 
– Rau, cây, củ, quả, thực phẩm.
– Trái cây
– Đồ uống, đồ uống có cồn và giấm .
– Muối ăn; lưu huỳnh; đất và đá; thạch cao, vôi và xi măng.
– Các mặt hàng may mặc và phụ kiện quần áo, dệt may …
– Giày, dép và những thứ tương tự.
 
4. Đối tượng cần khai báo trong hệ thống RO e-Transport.
 
a- Đối với người nhận hàng đã đăng ký trong tờ khai hải quan nhập khẩu, tương ứng với người gửi hàng đã đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu đối với hàng hóa rủi ro thuế.
 
b- Đối với người nhận hàng trên lãnh thổ Romania, mua hàng thuộc nhóm rủi ro thuế trong khối châu Âu.
 
c- Đối với nhà cung cấp hàng hóa thuộc nhóm rủi ro thuế , thực hiện việc giao hàng hóa trong nước hoặc trong khối châu Âu.
 
5. Hình thức phạt
 
Những người không khai báo hàng hóa rủi ro thuế trong hệ thống e-Transport hoặc khai báo không đúng số lượng hàng hóa vận chuyển, bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2022, phạt tiền từ 10.000 đến 50.000 lei, trong trường hợp cá nhân, hoặc từ 20.000 đến 100.000 lei, trong trường hợp là công ty (cộng với việc tịch thu giá trị của tài sản không được khai báo).
 
Trường hợp người lái xe từ chối xuất trình chứng từ vận tải đối với hàng hóa rủi ro thuế (nếu chúng bị dừng trên tuyến) có nguy cơ bị phạt từ 5.000 đến 10.000 lei. Việc phạt tiền có thể được áp dụng bởi các thanh tra của Anaf hoặc của Cơ quan Hải quan Romania.
 
6. Hàng hóa rủi ro thuế được vận chuyển bới công ty chuyển phát nhanh thì có phải khai báo không?
 
Không. Vì về nguyên tắc, sẽ rất khó để ngăn chặn một chiếc xe tải của một công ty chuyển phát có hàng trăm bưu kiện và mỗi bưu kiện có một mã vận tải. Do đó, chuyển phát nhanh, như luật pháp hiện hành, không có nghĩa vụ báo cáo này.
 
Như vậy, e-Transport chủ yếu nếu đi vào hoạt động sẽ chủ yếu ảnh hưởng đến nhà phân phối hàng hóa, bên nhập hàng hoặc vận chuyển hàng bằng đường bộ.
 
 
C/ CƠ QUAN THUẾ ANAF TIẾN HÀNH KIỂM TRA KHAI BÁO THU NHẬP CÁ NHÂN
 
Bắt đầu từ ngày 01 tháng 7, ANAF sẽ tiến hành cuộc kiểm tra lớn để xác minh thu nhập của cá nhân (persoana fizica) để chứng minh tài sản tích lũy của mỗi người.
 
ANAF đã đề nghị Tổng cục kiểm soát thu nhập cá nhân để thực hiện phân tích rủi ro dựa trên 20 triệu CNP. Bằng cách thực hiện phân tích rủi ro, hệ thống phân tích thu nhập của hơn 561.000 người, dựa trên CNP cá nhân, trong 4 năm, 2016, 2017, 2018 và 2019, đã xác định sự chênh lệch lớn giữa thu nhập được ước tính bởi ANAF và doanh thu khai báo là hơn 20 tỷ euro.
 
Cơ quan ANAF có đủ tài nguyên và chương trình máy tính để xác định các tài sản mà cá nhân đã tích lũy và so sánh với những gì họ đã khai báo và những gì họ đã trả thuế cho nó. Có một chênh lệch rất lớn.
 
Chỉ huy cơ quan thuế ANAF đã chỉ đạo hơn một nữa cán bộ thuế sẽ tham gia vào chiến dịch kiểm tra lớn nhằm vào hơn 560.000 cá nhân từ lớn đến nhỏ và không bỏ xót bất kỳ trường hợp trốn thuế nào.
 
 
D/ NHỮNG THAY ĐỔI LẬP PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI BẮT ĐẦU TỪ NGÀY 9 THÁNG 5 NĂM 2022.
 
Bắt đầu với ngày 5 tháng 5 năm 2022, ban hành sửa đổi các luật trong lĩnh vực người nước ngoài như sau:
 
Những thay đổi được thực hiện như sau:
 
– Chủ sở hửu lao động có thể gửi yêu cầu xin giấy phép lao động (aviz de munca/ detasare) ở bất kỳ Sở di trú nào trên lãnh thổ Romania.
 
– Gia hạn từ 60 ngày lên đến 180 ngày, thời hạn mà công dân nước ngoài có thể yêu cầu xin viza thị thực dài hạn, kể từ ngày cấp giấy phép lao động.
 
– Giấy phép lao động được cấp trong tối đa 60 ngày trước khi luật được ban hành, có thể được sử dụng trong khoản 180 ngày kể từ ngày cấp để xin thị thực dài hạn.
 
 
 

21/06/2022.
(Tư vấn Việt-Ru)

 

 

 

 

 

Liên kết website