Sức khỏe - Làm đẹp

SKLĐ – Pháp luân công

9:32 chiều | 06/07/2012

 

Pháp Luân Công là một cách thực hành tu luyện đặc biệt của Phật Gia. Nó thật khác hẳn với những phương pháp tu luyện thông thường khác của Phật Gia. Pháp Luân Công là một hệ thống thực hành tu luyện cao cấp. Trong quá khứ, nó được sử dụng như là một cách tu luyện cấp tốc mà đòi hỏi người tu phải có một tâm tính thật cao hoặc một căn cơ bẩm sinh thật tốt. Vì lý do đó, phương pháp tu luyện này rất khó mà phổ truyền trong dân gian. Tuy nhiên, để tạo cơ hội thăng tiến cho nhiều người tu, cũng như là để cho nhiều người biết đến phương pháp này và để đáp ứng với nhu cầu của nhiều người thành tâm tu luyện, tôi đã đúc kết một bộ các động tác luyện tập thích hợp cho công chúng. Mặc dù đã được thay đổi, những cách tập này vẫn vượt xa những cách tu luyện thông thường khác về kết quả đạt được lẫn về trình độ tu tập.

Người tu theo Pháp Luân Công không những có thể phát triển công lực và công năng của họ, nhưng họ còn nhận được một Pháp Luân trong một thời gian rất ngắn. Pháp Luân này có một khả năng thật khó so sánh được. Một khi được thành hình, Pháp Luân này sẽ tự động quay mãi không ngừng ở trong bụng dưới của người tu. Nó không ngừng thu thập năng lượng từ vũ trụ và chuyển hóa thành công trên bản thể của người tu. Vì vậy, đạt được mục đích Pháp Luyện Nhân.

Pháp Luân Công gồm có năm bộ động tác. Ðó là Phật Triển Thiên Thủ, Pháp Luân Trang Pháp, Quán Thông Lưỡng Cực, Pháp Luân Chu Thiên và Thần Thông Gia Trì Pháp.

 

 

  1. 1. Phật Triển Thiên Thủ Pháp (Phật Mở Ngàn Tay)

 

Nguyên tắc:

 

Bài Phật Triển Thiên Thủ tựu trung là làm nới rộng và mở hết tất cả các kinh mạch trong cơ thể con người. Sau khi tập xong bài này, các người mới tu sẽ có thể thâu được năng lượng trong một thời gian rất ngắn và các người tu nhiều kinh nghiệm sẽ tiến càng nhanh hơn nữa. Bài tập này đòi hỏi các kinh mạch phải được mở ra toàn bộ, làm cho người tu có thể tu luyện ở một trình độ thật cao ngay lập tức. Các động tác của bài tập này rất là đơn giản vì nguyên tắc của Ðại Ðạo thường rất giản dị và dễ học. Tuy các động tác rất giản dị, trên địa hạt tổng quát, các động tác này kiểm soát rất nhiều thứ được chuyển hoá do sự luyện tập toàn bộ các động tác. Khi thực hành bài này, người tu sẽ cảm thấy cơ thể mình ấm áp và chứng nghiệm được cảm giác đặc biệt về sự hiện hữu của một nguồn năng lượng dồi dào. Nó được tạo bởi sự giãn rộng và mở tung ra tất cả các kinh mạch của toàn thân người. Mục đích của nó nhằm để khai thông những vùng mà năng lượng bị tắc nghẽn, để làm cho năng lượng có thể di chuyển thông suốt và nhịp nhàng, để huy động năng lượng trong cơ thể và dưới làn da được chuyển động một cách mãnh liệt, và sau hết là để hấp thụ một khối năng lượng to lớn từ vũ trụ. Ðồng thời nó còn làm cho người tu mau đạt được trạng thái sở hữu một lớp năng lượng khí công. Bài tập này được thực hành như là một bài tập căn bản của Pháp Luân Công và thường được tập trước tất cả các bài khác. Nó là một trong các phương pháp để tăng cường sự tu luyện.

 

Khẩu Quyết: (Ðọc một lần trước khi bắt đầu bài tập)

Thân Thần Hợp Nhất, Ðộng Tĩnh Tùy Cơ
Ðỉnh Thiên Ðộc Tôn, Thiên Thủ Phật Lập

 

Chuẩn bị:

 

Hãy thư giãn toàn thân nhưng cũng đừng quá mức. Ðứng tự nhiên với hai chân hơi dang ra (bằng với bề ngang của hai vai). Ðầu gối hơi cong lại. Giữ cho đầu gối và hông được thư giãn. Kéo cằm vào trong một chút. Ðể đầu lưỡi đụng vào hàm trên. Giữ cho hai hàm răng hơi hở nhau một chút. Hai môi khép lại và nhẹ nhàng nhắm hai mắt lại. Giữ cho gương mặt bình thản. Trong lúc luyện tập, người tu sẽ có cảm giác là mình rất cao lớn.

 

Lưỡng Thủ Kết Ấn (Hai Tay Bắt Ấn)

 

Dơ hai tay lên với lòng bàn tay ngửa lên trên. Ðầu hai ngón cái đụng nhẹ vào nhau. Chập bốn ngón còn lại của mỗi bàn tay với nhau và để ngón của bàn tay này lên trên ngón tương ứng của bàn tay kia. Ðối với người nam thì tay trái ở trên, đối với người nữ thì tay mặt ở trên. Hai bàn tay hợp lại thành hình bầu dục và được giữ ở phía bụng dưới. Giữ cho cánh tay hơi nhô về phía trước, với cùi chỏ được nâng lên, để cho hai nách mở ra (Xem hình 1-1).

 

 

Di Lạc Thân Yêu (Di Lạc Duỗi Lưng)

 

Bắt đầu với thế bắt ấn. Trong khi dơ hai tay đang tựa vào nhau lên, từ từ đứng thẳng hai chân lên. Khi hai tay dơ tới trước mặt, dang hai bàn tay ra và đồng thời cũng từ từ trở hai lòng bàn tay lên phía trên. Một khi hai tay dơ qua khỏi đỉnh đầu, hai lòng bàn tay hướng thẳng lên phía trên và các ngón tay thì hướng vào nhau và giữ một khoảng cách từ 20 đến 25 cm (8 – 10 inches) (Xem hình 1-2). Cùng lúc đó, đẩy đầu lên phía trên và đè hai bàn chân xuống đất. Ðẩy mạnh lên với trọng tâm của hai lòng bàn tay và kéo giãn người ra trong vòng 2 đến 3 giây. Xong lập tức buông lỏng toàn thân người nhất là đầu gối và hông phải trở lại trạng thái thư giãn.


Như Lai Quán Ðỉnh (Như Lai Ðiểm Ðạo)

 

Tiếp theo thế ở trên. Xoay 2 bàn tay 140 độ ra phiá ngoài, cả hai bên cùng một lúc, sao cho mặt trong của hai cổ tay đối nhau làm thành hình cái quặng. Kéo giãn hai cổ tay và đưa hai tay xuống phía dưới (xem hình 1-3).

Khi hai tay xuống tới trước ngực, lòng bàn tay đối diện với ngực và cách ngực khoảng 10 cm (4 inches). Tiếp tục đưa hai tay xuống dưới bụng (Xem hình 1-4).

 

Song Thủ Hợp Thập (Hai Tay Chấp Lại)

 

Khi hai bàn tay xuống tới vùng bụng dưới, lập tức nhấc hai bàn tay lên đến ngực và chấp tay lại (Xem hình 1-5). Khi chấp tay lại, các ngón tay và phần dưới của bàn tay ép vào nhau, giữ một khoảng trống ở giữa bàn tay. Giữ cho hai cùi chỏ cao lên, hợp cùng với hai cánh tay dưới tạo thành một đường thẳng. (Giữ hai bàn tay ở thế hoa sen – các ngón tay hơi xòe ra; trừ khi chấp tay hay bắt ấn, các bài tập sau đây cũng áp dụng như vậy).

 

 

Chưởng Chỉ Càn Khôn (Tay Chỉ Lên Trời)

 

Bắt đầu bằng thế chấp taỵ. Tách rời 2 bàn tay ra khoảng 2 đến 3 cm (1 inch) và đồng thời bắt đầu xoay hai bàn tay. Người nam thì xoay tay trái (người nữ thì xoay tay mặt) về phía ngực và xoay tay phải ra phía ngoài, để cho tay trái ở trên và tay mặt ở dưới. Hai bàn tay và hai cánh tay dưới thẳng hàng (Xem hình 1-6).

Khi đó, kéo giãn cánh tay trái dưới ra theo hình chéo về phía trên và hướng về phía trái, và giữ cho lòng bàn tay trái hướng xuống đất cho đến khi bàn tay trái dơ tới ngang đầu. Bàn tay mặt vẫn đang để trước ngực với lòng bàn tay hướng lên trên. Trong khi kéo cánh tay trái giãn ra, đồng thời từ từ kéo giãn toàn thân ra, đẩy đầu về phía trên và đè hai chân xuống phía dưới. Kéo giãn tay trái về phía trên, trong khi đó, kéo giãn bàn tay trái đang để trước ngực và cánh tay trên ra phía ngoài (Xem hình 1- 7). Kéo giãn như vậy trong vòng 2 đến 3 giây, xong lập tức buông lỏng toàn thân ra. Rút tay trái về trước ngực và chấp tay lại (Xem hình 1-5).

Xong rồi bắt đầu xoay tay một lần nữa. Tay phải (tay trái cho người nữ) ở trên và tay trái ở dưới (Xem hình 1-8).

Tay phải lập lại động tác của tay trái lúc trước, nghĩa là, kéo giãn cánh tay phải dưới theo đường chéo hướng về phía trên với lòng bàn tay hướng về phía dưới cho đến khi bàn tay đến ngang đầu. Tay trái đang vẫn còn để trước ngực với lòng bàn tay hướng về phía trên. Sau khi kéo giãn tay mặt ra (Xem hình 1-9), lập tức thả lỏng toàn thân người. Rút tay về và chấp tay trước ngực (Xem hình 1-5).

 

 

Kim Hầu Phân Thân (Khỉ Vàng Phân Thân)

 

Bắt đầu bằng cách chấp tay trước ngực. Tách rời hai tay khỏi ngực và kéo giãn ra về phía ngang hông của cơ thể, tạo thành một đường thẳng với hai vai. Từ từ kéo giãn toàn thân ra. Ðẩy đầu giãn ra về phía trên, ấn hai chân xuống phía dưới, kéo thẳng hai tay ra cho thật căng về hướng ngang hông và đồng thời làm giãn cơ thể ra ở tất cả bốn phía (Xem hình 1-10) trong vòng 2 đến 3 giây. Buông lỏng toàn thân ngay sau đó và chấp tay trước ngực (Xem hình 1-5).

 

Song Long Hạ Hải (Hai Rồng Xuống Biển)

 

Từ tư thế chấp tay trước ngực, tách rời hai bàn tay ra và đưa xuống dưới về phía trước. Khi hai cánh tay thẳng hàng và song song, nó phải tạo thành một góc khoảng 30 độ với hai chân (Xem hình 1-11). Kéo giãn toàn thân người ra. Ðẩy đầu về phía trên và ấn hai chân xuống đất. Kéo giãn ra như vậy trong vòng 2 đến 3 giây. Lập tức buông lỏng toàn thân ra ngay say đó. Thâu hai tay về và chấp hai tay trước ngực.

 

Bồ Tát Phù Liên (Bồ Tát Nâng Sen)

 

Bắt đầu ở tư thế chấp tay trước ngực. Dang hai tay ra và kéo chéo về phía ngang hông, cánh tay và chân hợp thành một góc khoảng 30 độ (Xem hình 1-12). Từ từ kéo giãn toàn thân và kéo giãn các ngón tay ra về phía dưới với một sức nho nhỏ. Sau đó, buông lỏng toàn thân ra ngay lập tức. Rút hai tay về để trước ngực và chấp tay lại.

 

La Hán Bối Sơn (La Hán Vác Núi)

 

Bắt đầu với tư thế chấp tay trước ngực. Dang hai tay ra và kéo dài về phía sau lưng. Cùng lúc đó, xoay hai bàn tay hướng về phía sau. Khi hai bày tay di chuyển quá ngang hông, uốn cong hai cổ tay lên một cách chậm rãi. Khi hai tay vượt quá phía sau thân người, cổ tay và thân người tạo thành một góc 45 độ (Xem hình 1-13), từ từ làm giãn toàn thân ra. Sau khi 2 tay di chuyển đến đúng vị trí, đẩy đầu hướng phía trên và nhấn hai chân xuống phía dưới. Giữ cho thân thể thẳng, và kéo giãn ra trong vòng 2 đến 3 giây. Thả lỏng toàn thân ra ngay sau đó. Rút hai tay về và chấp tay trước ngực.

 

 

Kim Cang Bài Sơn (Kim Cang Ðẩy Núi)

 

Bắt đầu với tư thế chấp hai tay trước ngực. Dang hai tay ra và đẩy lòng bàn tay về phía trước. Ðể các ngón tay hướng lên trời. Giữ cho cánh tay ngang với vai. Sau khi đã dơ cánh tay thẳng ra, đẩy đầu về phía trên và nhấn hai chân xuống đất. Giữ cho thân người được thẳng (Xem hình 1-14). Giữ thân thể giãn ra như vậy trong vòng 2 đến 3 giây. Xong buông lỏng thân thể ra ngay sau đó. Kéo hai tay trở lại trước ngực và chấp hai tay lại.

 

Diệp Khấu Tiểu Phúc (Tay Chập Trước Bụng Dưới)

 

Bắt đầu từ tư thế chấp tay trước ngực. Từ từ di chuyển hai tay xuống phía dưới, xoay hai bàn tay sao cho lòng bàn tay úp vào phía trong bụng. Khi hai tay xuống đến vùng bụng dưới, chập hai tay lại. Người nam thì để tay trái ở phía trong, người nữ để tay mặt ở phía trong. Lòng bàn tay phía ngoài đối với lưng bàn tay ở phía trong. Nhưng giữ một khoảng cách độ 3 cm (1 inch) giữa hai bàn tay và giữa bàn tay ở phía trong và phần bụng dưới. Thông thường để hai tay chập nhau như vậy trong vòng 40 đến 100 giây (Xem hình 1-15). Kết thúc bài tập này bằng thế bắt ấn (Xem hình 1-16).

 

 

2. Pháp Luân Trang Pháp (Pháp Luân Ðứng Tịnh Pháp)

 

Nguyên tắc:

 

Ðây là bài tập Pháp Luân Công thứ nhì. Nó là bài tập đứng tịnh và gồm 4 động tác ôm Pháp Luân. Các động tác rất là đơn điệu và mỗi thế như vậy đòi hỏi người tu phải giữ yên trong một lúc lâu. Các người tu bắt đầu tập có thể cảm thấy cánh tay nặng nề và đau đớn lúc đầu. Tuy nhiên, sau khi tập xong, người tu cảm thấy toàn thân được thư giãn và không thấy thấm mệt như khi làm việc. Khi luyện tập đều đặn và lâu hơn, người tu có thể cảm giác một Pháp Luân đang quay giữa hai cánh tay. Tập thế Pháp Luân Trang Pháp này thường xuyên sẽ giúp khai mở toàn thân và gia tăng Công lực. Pháp Luân Trang Pháp là một phương pháp tu luyện dễ hiểu để tăng trưởng trí huệ, năng cao trình độ, và gia tăng công năng. Các động tác rất đơn giản, tuy nhiên kết quả gặt hái được rất nhiều và những gì nó tập luyện thì bao gồm tất cả. Trong lúc thực hành, hãy làm những động tác một cách tự nhiên. Người tu phải ý thức là mình đang thực hành. Không nên uốn éo thân mình nhưng nếu hơi di chuyển thân mình một chút xíu thì cũng là điều bình thường. Cũng như các bài tập Pháp Luân Công khác, phần cuối của bài này không có nghĩa là chấm dứt phần tập luyện, vì Pháp Luân không bao giờ ngừng quay. Thời gian kéo dài của mỗi động tác có thể khác nhau tùy theo từng người nhưng càng lâu thì càng tốt.

 

Khẩu quyết: (Ðọc một lần trước khi bắt đầu tập)

Sinh Tuệ Tăng Lực, Dung Tâm Khinh Thể
Tự Diệu Tự Ngộ, Pháp Luân Sơ Khởi

 

Chuẩn bị:

 

Thư giãn toàn thân người nhưng cũng đừng quá mức. Ðứng tự nhiên với chân dang ra khoảng bằng bề ngang của vai. Hai đầu gối hơi cong lại. Giữ cho đầu gối và hông được thư giãn. Kéo cằm vào trong một chút. Ðầu lưỡi đụng lên hàm trên. Ðể hai hàm răng hơi hở nhau một chút. Ngậm miệng lại và nhẹ nhàng khép mắt lại. Giữ cho gương mặt bình thản. Làm thế bắt ấn (Xem hình 2-1).

 

 

Ðầu Tiền Bão Luân (Ôm Pháp Luân Trước Ðầu)

 

Bắt đầu ở thế bắt ấn. Dơ hai tay lên một cách chậm rãi từ bụng dưới và đồng thời cũng dang hai tay ra. Khi hai tay đưa tới trán thì lòng bàn tay đối diện với mặt và ngang lông mày. Các ngón tay hướng vào nhau và cách nhau chừng 15 cm (5 inches). Hai cánh tay tạo thành một vòng tròn và giữ cho toàn thân được thư giãn (Xem hình 2-2).

Phúc Tiền Bão Luân (Ôm Pháp Luân Trước Bụng)

 

Từ vị trí trên, đưa hai tay dần dần về phía dưới. Giữ sao cho thế đứng không đổi cho đến khi hai tay xuống tới vùng bụng dưới. Giữ một khoảng cách độ 10 cm (4 inches) giữa hai tay và bụng. Ðưa hai cùi chỏ về phía trước cho hai nách mở ra. Hai lòng bàn tay hướng về phía trên. Các ngón tay hướng về nhau và ở cách nhau khoảng 10 cmm (4 inches). Hai cánh tay hợp thành một vòng tròn (Xem hình 2-3).

 

Ðầu Ðỉnh Bão Luân (Ôm Pháp Luân Trên Ðầu)

 

Từ thế ở trên, dơ tay lên chậm rãi, giữ cho dạng vòng tròn của hai tay không thay đổi. Giữ tư thế Pháp Luân ở trên đầu với các ngón tay hướng vào nhau. Lòng bàn tay hướng xuống đất và giữ một khoảng cách chừng 20 đến 30 cm (8 đến 12 inches) giữa các đầu ngón tay của hai bàn tay. Hai cánh tay làm thành một vòng tròn. Giữ cho vai, cánh tay, cùi chỏ và cổ tay được thư giãn (Xem hình 2-4).

 

Lưỡng Trắc Bão Luân (Ôm Pháp Luân Hai Bên)

 

Từ vị trí ở bên trên, từ từ đưa hai tay xuống tới ngang đầu. Giữ cho lòng bàn tay ở đối diện hai lỗ tai, hai cánh tay dưới thẳng lên và giữ cho hai vai thư giãn. Không nên để hai bàn tay gần hai lỗ tai quá (Xem hình 2-5).

 

 

Diệp Khấu Tiểu Phúc (Chập Tay Trước Bụng)

 

Từ vị trí trên kia, đưa hai tay chậm chậm xuống tới vùng bụng dưới. Chập hai tay lại
(Xem hình 2-6).

Kết thúc bài tập này với thế bắt ấn (Xem hình 2-7).

 

 

3. Quán Thông Lưỡng Cực Pháp (Xuyên Qua Hai Ðầu Vũ Trụ)

 

Nguyên tắc:

 

Bài tập nầy với mục đích để xâm nhập vào nguồn năng lượng của vũ trụ và trộn lẫn nó với năng lượng sẵn có bên trong cơ thể con người. Một khối năng lượng lớn sẽ được phóng ra cũng như thâu vào. Trong một thời gian rất ngắn, người tu có thể thảy các khí bệnh và các trược khí ra khỏi cơ thể của mình, và đồng thời sẽ thâu vào một khối lượng lớn năng lượng từ vũ trụ để làm cho cơ thể được thanh lọc và cũng để chóng đạt đến trạng thái Thân Trắng Trong (Tịnh Bạch Thể). Hơn nữa, trong khi làm các động tác về tay, bài tập này nhằm để khai mở đỉnh đầu dễ dãi hơn và khai thông các mạch ở phía dưới hai bàn chân.

Trước khi tập bài này, chúng ta hãy tưởng tượng như mình là hai thùng lớn và rỗng, đang đứng giữa trời và đất, thật vĩ đại và cũng thật to không thể so sánh nổi. Với sự di chuyển của tay về phía trên, Khí trong cơ thể sẽ ồ ạt trào ra khỏi đỉnh đầu để xuyên vào cõi vũ trụ vô cùng ở bên trên. Với sự di chuyển của tay về phía dưới, Khí sẽ thoát ra từ hai bàn chân để vào cõi vũ trụ vô cùng ở bên dưới. Theo sau những động tác của tay, năng lượng trở về lại bản thể từ cả hai cực và rồi nó lại được phát ra trở lại từ hai hướng nghịch nhau. Lập lại các động tác xen kẽ này chín lần. Ðến lần thứ chín, giữ tay trái lại trên đó (tay mặt nếu là phái nữ) và chờ cho tay kia cũng di chuyển lên trên. Xong rồi, đưa cả hai tay cùng xuống phía dưới một lượt mang theo năng lượng xuống vùng tận cùng ở phía dưới và sau đó trở lại vùng tận cùng ở phía trên dọc theo cơ thể. Sau khi hai tay di chuyển lên và xuống được chín lần, năng lượng được mang trở lại trong người. Quay Pháp Luân theo chiều kim đồng hồ (nhìn từ phía trước) ở phía bụng dưới bốn lần để quay cho năng lượng ở bên ngoài trở lại vào trong cơ thể. Chấp tay trước ngực để kết thúc bài tập này, nhưng phần tập luyện vẫn chưa chấm dứt.

 

Khẩu quyết: (Ðọc một lần trước khi bắt đầu tập)

Tịnh Hóa Bản Thể, Pháp Khai Ðỉnh Ðể
Tâm Từ Ý Mãnh, Thông Thiên Triệt Ðịa

 

Chuẩn bị:

 

Thư giãn toàn thân người nhưng cũng không quá mức. Ðứng tự nhiên với hai chân dang ra bằng khoảng bề ngang hai vai. Cong đầu gối một chút. Giữ cho đầu gối và hông được thư giãn. Kéo cằm vào trong một chút. Ðể đầu lưỡi chạm lên hàm trên. Chừa một khoảng trống giữa hai hàm răng. Ngậm miệng lại và khép mắt lại một cách nhẹ nhàng. Giữ cho gương mặt bình thản. Làm thế bắt ấn (Xem hình 3-1) rồi đến thế chấp tay trước ngực (Xem hình 3-2).

 

 

Ðơn Thủ Xung Quán (Một Tay Ðưa Lên)

 

Từ tư thế chấp tay trước ngực, bắt đầu động tác một tay. Các tay di chuyển thật chậm dọc theo Khí cơ ở phía ngoài cơ thể. Cùng với sự di chuyển của tay, năng lượng bên trong cơ thể xê dịch lên xuống một cách liên tục. Nếu là người nam thì dơ tay trái lên phía trên trước, còn người nữ thì dơ tay mặt lên trước (Xem hình 3-3).

 

Chầm chậm dơ tay lên dọc theo trước mặt và kéo dài lên khỏi đỉnh đầu. Cùng lúc đó, từ từ hạ tay mặt (tay trái cho người nữ) xuống. Giữ cho hai tay chuyển động xen kẽ nhau (Xem hình 3-4). Giữ cho hai lòng bàn tay đối diện với thân người và với một khoảng cách độ 10 cm (4 inches). Trong khi làm bài này, giữ cho toàn thân được thư giãn. Một bận đưa lên và xuống của một bàn tay được kể là một lần. Lập lại như thế tổng cộng là chín lần.

 

Lưỡng Thủ Xung Quán (Hai Tay Ðưa Lên)

 

Ðến lần thứ chín của động tác tay chiếc, tay trái (tay mặt nếu là người nữ) ở lại phía trên và chờ trong khi tay kia đang được đưa lên trên. Cả hai tay đang chĩa về phía trên (Xem hình 3-5).

 

Xong rồi đưa cả hai tay xuống phía dưới cùng một lượt (Xem hình 3-6). Giữ cho lòng bàn tay đối diện với thân người và cách nhau một khoảng cách độ 10 cm (4 inches). Một bận di chuyển lên và xuống của hai tay được tính là một lần. Lập lại tất cả chín lần.

 

 

Song Thủ Suy Ðộng Pháp Luân (Hai Tay Xoay Chuyển Pháp Luân)

 

Sau khi hoàn tất các động tác tay đôi, đưa cả hai tay xuống phía dưới và xuống khỏi mặt, xong xuống khỏi ngực cho đến khi tới vùng bụng dưới. Bây giờ quay Pháp Luân tại vùng bụng dưới (Xem hình 3-7, 3-8 và 3-9) với tay trái ở phía trong cho người nam và với tay phải cho người nữ. Giữ khoảng 3 cmm (1 inch) giữa hai bàn tay và cũng như giữa bàn tay ở phía trong và bụng. Quay Pháp Luân theo chiều kim đồng hồ (nhìn từ phía trước vào thân người) bốn lần để cuốn năng lượng từ bên ngoài trở lại bên trong bản thể. Trong khi quay Pháp Luân, giữ sao cho các động tác của hai bàn tay ở khoảng vùng bụng dưới.

 

 

Xong làm thế hai tay bắt ấn để chấm dứt bài tập này (xem hình 3-10).

 

 

 

4. Pháp Luân Chu Thiên Pháp

 

Nguyên tắc:

 

Bài tập này làm cho năng lượng của cơ thể con người chạy vòng trên những vùng rộng lớn. Thay vì di chuyển qua chỉ một hoặc vài mạch, năng lượng sẽ chạy vòng từ nguyên mặt Âm của cơ thể sang mặt Dương của cơ thể và liên tục như vậy. Bài tập này vượt xa các phương pháp bình thường để khai mở kinh mạch, hay còn gọi là vòng đại và tiểu chu thiên. Nó là một bài tập ở trình độ trung cấp trong Pháp Luân Công. Dựa trên căn bản của ba bài tập trước đây, bài này nhằm mục đích khai mở tất cả các đường năng lượng trong cơ thể (gồm cả vòng đại chu thiên) để cho các kinh mạch sẽ dần dần nối liền lại với nhau xuyên qua toàn thân từ đầu tới chân. Ðặc tính nổi bật nhất của bài tập này là nó xử dụng sự chuyển động xoay vòng của Pháp Luân để điều chỉnh tất cả mọi trạng thái mất quân bình của cơ thể con người, để cho cơ thể con người, tức là tiểu vũ trụ, trở về trạng thái nguyên thủy và năng lượng của toàn thân có thể luân lưu một cách tự do và êm thắm. Khi đạt đến trạng thái này, người tu sẽ hoàn tất một trình độ rất cao trong sự tu luyện của Thế gian Pháp.

Những ai là người với căn cơ tốt có thể bắt đầu sự tu luyện về Ðại Pháp của họ. Ðến lúc này, công lực lẫn công năng của họ sẽ phát triển một cách thật đáng kể. Khi thực hành các động tác này, tay được di chuyển dọc theo Khí cơ. Mỗi cử động không nên hấp tấp mà phải chập chạp và êm ái.

 

Khẩu quyết: (Ðọc một lần trước khi bắt đầu tập)

Triền Pháp Chí Hư, Tâm Thanh Tự Ngọc
Phản Bổn Quy Chân, Du Du Tự Khởi

 

Chuẩn bị:

 

Hãy để cho toàn thân được thư giãn nhưng cũng không quá trớn. Ðứng tự nhiên với hai chân dang ra bằng khoảng bề ngang hai vai. Ðể hai đầu gối hơi cong lại một chút. Giữ cho đầu gối và hông được thư giãn. Kéo cằm vào trong một chút. Ðể đầu lưỡi đụng lên hàm trên. Hai hàm răng hơi cách nhau một chút. Ngậm miệng lại và khép mắt lại một cách nhẹ nhàng. Luôn giữ khuôn mặt cho được bình thản.

 

 

Làm thế bắt ấn (Xem hình 4-1) và sau đó chấp tay trước ngực (Xem hình 4-2).

Từ tư thế chấp tay trước ngực, dang hai bàn tay ra. Ðưa hai tay xuống phía dưới vùng bụng cùng lúc đó xoay hai bàn tay cho lòng bàn tay đối diện với cơ thể. Giữ một khoảng cách chừng 10 cm (4 inches) giữa hai tay và thân thể. Sau khi hai bàn tay di chuyển khỏi vùng bụng dưới, tiếp tục đưa hai tay xuống xa phía dưới dọc theo phía trong của hai chân. Ðồng thời cũng khom lưng và ngồi chồm hỗm xuống (Xem hình4-3).

Khi các đầu ngón tay gần đụng đất, kéo hai bàn tay dọc theo phía ngoài của hai chân để vẽ một vòng tròn từ phía trước của mỗi bàn chân đến phía ngoài của gót chân (Xem hình 4-4).

Xong uốn cong hai cổ tay một chút và kéo hai tay lên dọc theo phía sau hai chân (Xem hình 4-5).

 

 

Giữ cho lưng thẳng trong khi kéo hai bàn tay lên dọc theo lưng (Xem hình 4-6). Trong khi thực hành bài này, đừng để hai tay đụng vào bất cứ phần nào của cơ thể; nếu không, năng lượng của hai tay sẽ bị rút trở vào bên trong cơ thể.

Khi hai bàn tay không thể nào nâng cao thêm được nữa, cong các ngón tay lại tạo thành một lỗ hỏng (xem hình 4-7), xong kéo hai bàn tay về phía trước xuyên dưới hai nách.

Ðể chéo hai cánh tay trước ngực; (Không đòi hỏi tay nào ở trên hay là tay nào ở dưới. Nó tùy theo thói quen của mỗi người. Ðiều này áp dụng cho cả nam lẫn nữ) (xem hình 4-8).

Mở hai bàn tay rỗng ra và để hai bàn tay lên hai vai (chừa một khoảng hở với vai). Ðưa hai bàn tay dọc theo mặt dương (phía ngoài) của cánh tay. Khi tiến đến cổ tay, quay hai bàn tay sao cho hai lòng bàn tay đối diện nhau và cách nhau khoảng 3 đến 4 cm (1 inch). Nghĩa là, ngón cái của bàn tay phía ngoài đang hướng lên trên và ngón cái của bàn tay phía trong đang hướng xuống dưới. Lúc này, bàn tay và cánh tay thẳng hàng với nhau (xem hình 4-9).

 

 

Xoay cả hai lòng bàn tay như nếu đang cầm một trái banh, nghĩa là, bàn tay phía ngoài quay vào trong và bàn tay phía trong quay ra ngoài. Sau khi đẩy hai bàn tay dọc theo mặt âm (phía trong) của cánh tay dưới và cánh tay trên, dơ hai bàn tay lên vòng qua phía sau đầu. Hai tay vẫn để chéo vào nhau ở phía sau đầu (xem hình 4-10).

Xong rồi, tiếp tục đưa tay xuống nữa về phía xương sống (xem hình 4-11).

Dang hai bàn tay ra, chĩa các ngón tay xuống phía dưới, và nối liền với năng lượng của lưng. Sau đó đưa hai tay song song với nhau lên qua khỏi đỉnh đầu tới phía trước ngực (xem hình 4-12). Như vậy, hoàn tất một vòng chu thiên. Lập các động tác lại chín lần. Sau khi xong bài tập này, để hai tay xuống dọc theo ngực tới vùng bụng dưới.

 

 

Chấp hai tay trước bụng (xem hình 4-13), và bắt ấn (xem hình 4-14).

 

 

5. Thần Thông Gia Trì Pháp (Pháp Gia Tăng Sức Mạnh Thần Thông)

 

Nguyên tắc:

 

Bài Thần Thông Gia Trì Pháp này là bài tập tĩnh công trong Pháp Luân Công. Nó có nhiều mục đích nhằm để gia tăng thần lực của người tu (lẫn các công năng) và công lực bằng cách quay Pháp Luân với các thủ ấn Phật. Ðây là một bài tập ở trên trình độ trung cấp và là một mật pháp tu luyện lúc ban đầu.

Ðể thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi của người tu với một căn bản vững chắc, tôi đặc biệt phổ truyền phương pháp tu luyện này để cứu độ những người tu có duyên tiền định. Bài tập này đòi hỏi phải ngồi tréo chân vào nhau. Tốt nhất là ngồi kiết già nhưng nếu ngồi bán già cũng có thể chấp nhận được. Trong lúc thực hành, Khí luân chuyển trong cơ thể rất mạnh và trường năng lượng chung quanh cơ thể cũng rất là rộng lớn. Hai tay di động theo Khí cơ được Thầy gắn cho. Khi tay bắt đầu di chuyển, tâm sẽ theo dõi các biến đổi của ý nghĩ. Khi làm gia tăng thần lực, giữ cho tâm ý được trống rỗng, chỉ hơi tập trung vào hai lòng bàn tay. Người tu sẽ cảm thấy hai lòng bàn tay ấm, nặng, như có điện chạy hay tê rần lên hoặc như đang nắm một vật nặng, v..v. Tuy vậy, không nên cố ý theo đuổi bất cứ cảm giác nào kể trên, nên để cho mọi việc xảy ra một cách tự nhiên. Ngồi tréo chân càng lâu càng tốt, và cũng còn tùy vào sự chịu đựng của mỗi người. Càng ngồi lâu cường độ tập luyện càng gia tăng và năng lượng cũng sẽ càng phát triển nhanh hơn. Khi luyện tập bài này, (Ðừng suy nghĩ vẫn vơ. Không nên có bất cứ ý nghĩ gì trong đầu) thì rất dễ đạt đến trạng thái tịnh. Dần dần bước vào trạng thái Ðịnh từ trạng thái năng động của tịnh chớ chưa phải là Ðịnh. Tuy vậy, chủ ý thức phải ý thức là mình đang luyện tập.

 

Khẩu quyết: (Ðọc một lần trước khi bắt đầu)

Hữu Ý Vô Ý, Ấn Tùy Cơ Khởi
Tự Không Phi Không, Ðộng Tĩnh Như Ý

 

Lưỡng Thủ Tiểu Phúc (Chấp Tay Trước Bụng)

 

Ngồi tréo chân theo thế kiết già. Thư giãn toàn thân, nhưng cũng đừng thả lỏng quá. Giữ thắt lưng và cổ cho thẳng. Kéo hàm dưới vào trong một chút. Ðể đầu lưỡi đụng lên hàm trên. Ðể hai hàm răng hơi hở nhau một chút. Ngậm miệng lại. Mắt khép nhẹ. Rót đầy sự từ bi vào tâm. Giữ gương mặt yên tĩnh và bình thản. Bắt ấn và từ từ đi vào trạng thái tịnh (xem hình 5-1).

 

 

Thủ Ấn Chi Nhất (Ðộng tác tay thứ nhất)

 

Khi bắt đầu các động tác về tay, để ý sự di chuyển của tư tưởng. Các động tác phải theo Khí cơ được Thầy gắn cho. Các động tác được thực hiện khoan thai, chậm rãi và êm đềm. Từ từ dơ hai tay, đang ở tư thế bắt ấn, lên cho đến trán. Xong, dần dần xoay cho lòng bàn tay hướng thẳng lên trời. Khi hai lòng bàn tay ngửa lên, cũng vừa lúc hai tay ở điểm cao nhất (xem hình 5-2).

Sau đó, dang hai bàn tay ra, vẽ một vòng cung trên đầu, quay về phía hai bên cho đến khi di chuyển đến cạnh ngoài của đầu (xem hình 5-3).

Liền ngay sau đó, từ từ buông hai tay xuống. Cố giữ hai cùi chỏ hướng vào phía trong, với hai lòng bàn tay hướng lên trên và các ngón tay chĩa về phía trước (xem hình 5-4).

 

 

Kế tiếp, kéo giãn hai cổ tay ra và để chéo vào nhau ở trước ngực. Ðối với người nam thì tay trái di chuyển ở phía ngoài, còn người nữ thì tay mặt di chuyển ở phía ngoài (xem hình 5-5).

Khi hai cánh tay và bàn tay thẳng hàng, cổ tay ở phía ngoài xoay ra hướng ngoài, với lòng bàn tay quay hướng về phía trên. Vẽ nửa vòng tròn và quay cho lòng bàn tay hướng lên trên với các ngón tay chĩa về phía sau. Xử dụng rất ít sức vào bàn tay. Lòng bàn tay ở phía trong, sau khi vắt chéo qua ở trước ngực, thì được quay úp xuống phía dưới. Duỗi thẳng cánh tay ra. Quay cánh tay và bàn tay để cho lòng bàn tay hướng ra phía ngoài. Bàn tay và cánh tay ở phần dưới trước cơ thể phải hợp một góc 30 độ với thân mình (xem hình 5-6).

 

Thủ Ấn Chi Nhị (Ðộng tác tay thứ nhì)

 

Theo sau động tác trên (xem hình 5-6), di chuyển bàn tay trái (bàn tay ở trên) vào phía trong. Lòng bàn tay của tay mặt quay vào phía thân người đồng lúc với sự di chuyển của bàn tay mặt về phía trên. Ðộng tác sẽ giống như động tác tay thứ nhất với sự tráo đổi giữa tay trái và tay mặt. Vị trí của hai bàn tay ngược lại với nhau (xem hình 5-7).

 

 

Thủ Ấn Chi Tam (Ðộng tác tay thứ ba)

 

Duỗi thẳng cổ tay mặt cho người nam (tay trái cho người nữ) với lòng bàn tay hướng về phía thân người. Sau khi bàn tay mặt di chuyển ngang trước ngực, quay lòng bàn tay cho hướng xuống phía dưới và đưa tay xuống thấp ở phía trước tới ống chân. Giữ cho tay thẳng ra. Cổ tay trái của người nam (phải cho người nữ) quay trong khi di chuyển lên trên và chéo qua bàn tay mặt để cho lòng bàn tay đối diện với thân người. Ðồng thời, đưa lòng bàn tay đó về phía vai trái (mặt cho người nữ). Khi bàn tay đến đúng vị trí của nó thì lòng bàn tay hướng lên trời và các ngón tay chĩa về phía trước (xem hình 5-8).

 

Thủ Ấn Chi Tứ (Ðộng tác tay thứ tư)

 

Cũng giống như động tác ở trên với sự trao đổi giữa tay mặt và tay trái. Tay trái của người nam (tay phải cho người nữ) di chuyển ở phía bên trong, và tay mặt (tay trái cho người nữ) di chuyển ở phía bên ngoài. Các động tác chỉ là thay thế tay trái với tay mặt. Các vị trí của tay đối nghịch nhau (xem hình 5-9). Tất cả bốn động tác về tay được làm một cách liên tục và không được khựng lại.

 

Gia Trì Cầu Trạng Thần Thông (Gia Tăng Thần Lực Hình Cầu)

 

Sau khi hoàn tất động tác tay thứ tư, bàn tay ở trên đưa vào phía bên trong, còn bàn tay ở dưới di chuyển ở phía bên ngoài. Ðối với người nam, từ từ quay và đưa bàn tay mặt xuống phía dưới khoảng vùng ngực. Bàn tay trái của người nam (phải cho người nữ) thì được rút lên trên. Khi cả hai cánh tay dưới được di chuyển đến vùng ngực và tạo thành một đường thẳng (xem hình 5-10), kéo hai bàn tay dang ra về phía ngang hông (xem hình 5-11) đồng thời quay cho hai lòng bàn tay hướng xuống đất.

 

 

Khi hai bàn tay ra phía ngoài khỏi đầu gối, giữ hai bàn tay ở khoảng ngang thắt lưng. Cánh tay dưới và cổ tay ở cùng độ cao (xem hình 5-12). Vị trí này nhằm để thu hút sức mạnh siêu nhiên ở bên trong cơ thể vào hai tay và làm cho nó mạnh thêm lên. Ðó là các sức mạnh siêu nhiên có dạng hình cầu. Khi làm gia tăng các sức mạnh siêu nhiên này, lòng bàn tay sẽ cảm thấy ấm, nặng nề và tê rần, như thể là đang cầm một vật nặng. Nhưng đừng cố ý tìm kiếm các cảm giác đó. Hãy để cho nó xảy ra tự nhiên. Càng duy trì vị trí này càng lâu thì càng tốt, cho đến khi người tu cảm thấy quá mệt mỏi không thể chịu thêm được nữa.

 

Gia Trì Trụ Trạng Thần Thông (Gia Tăng Thần Lực Hình Trụ)

 

Theo sau động tác ở trên, bàn tay mặt (tay trái cho người nữ) quay vòng để cho lòng bàn tay hướng về bên trên, và đồng thời, đưa về vùng bụng dưới khi bàn tay tới đúng vị trí, lòng bàn tay ở ngay bụng dưới và hướng về phía trên. Cùng lúc đó, tức khi bàn tay mặt đang di chuyển, kéo bàn tay trái lên (mặt cho người nữ) và đồng thời đưa nó đến cằm. Cánh tay dưới và bàn tay cũng ở cùng cao độ. Trong lúc này, hai lòng bàn tay đối diện nhau và ngừng di chuyển (xem hình 5-13). Ðó là cách làm gia tăng mạnh siêu nhiên hình trụ chẳng hạn như Bàn Tay Sấm,v..v Giữ yên vị trí này cho đến khi không thể chịu đựng thêm được nữa.

 

 

Rồi sau đó, bàn tay phía trên vẽ nửa vòng tròn ở phía trước và thả nó xuống vùng bụng dưới. Cùng lúc đó, nâng bàn tay ở dưới thấp lên trong lúc quay lòng bàn tay cho hướng về phía dưới, đến khi nó đến ngay phía dưới cằm (xem hình 5-14). Cánh tay cũng ở cùng cao độ với vai, và hai lòng bàn tay thì đối diện nhau. Thế này cũng gia tăng sức mạnh siêu nhiên, chỉ là với vị trí ngược lại của tay. Giữ tư thế như vậy cho đến khi cánh tay quá mỏi để chịu đựng thêm nữa.

 

Tĩnh Công Tu Luyện (Tĩnh Công)

 

Từ vị trí trên, bàn tay ở phía trên vẽ nửa vòng tròn xuống tới vùng bụng dưới. Làm thế bắt ấn (xem hình 5-15), và bắt đầu tu tịnh. Giữ trạng thái Ðịnh (tịnh nhưng vẫn còn ý thức được) càng lâu càng tốt.

 

Xả Ðịnh

Làm thế chấp tay trước ngực (xem hình 5-16). Ra khỏi Ðịnh và chấm dứt thế ngồi tréo chân.

 

 

*** Vài điều cần thiết căn bản trong lúc luyện Pháp Luân Công

 

  1. 1/ Năm bài công pháp của Pháp Luân Công này có thể thực hành riêng rẽ hay kế tiếp nhau. Tuy nhiên, thường thì nó đòi hỏi người tu bắt đầu tập bài đầu tiên trước nhất. Hơn nữa, tốt nhất là luyện bài thứ nhất đó ba lần. Chắc chắn là các bài khác đều vẫn có thể tập mà không cần tập bài đầu tiên. Mỗi bài có thể được tập riêng rẽ với nhau.

 

  1. 2/ Mỗi động tác phải được thi hành với độ chính xác và nhịp điệu rõ ràng. Bàn tay và cánh tay phải di chuyển lên và xuống, lui và tới, trái và phải một cách nhẹ nhàng. Ði theo khí cơ, di chuyển khoan thai, chậm chạp và mềm mại. Không được di chuyển quá nhanh hay quá chậm.

 

  1. 3/ Người tu phải giữ mình dưới sự kiểm soát của chủ ý thức trong lúc tập luyện. Pháp Luân Công tu luyện chủ ý thức. Không được tự ý lắc lư thân người. Nếu xảy ra như vậy, nên kềm cho thân được thẳng. Nếu cần có thể mở mắt ra.

 

  1. 4/ Hãy để toàn thân được thư giãn, nhất là ở vùng đầu gối và hông. Các kinh mạch sẽ bị cản trở nếu đứng cứng rắn quá.

 

  1. 5/ Trong lúc thực hành, các động tác phải được thư giãn và tự nhiên, không gò bó và trải rộng ra, thoải mái và không vướng víu. Các động tác phải vững chắc nhưng nhịp nhàng, với một sức không cứng quá cũng không mềm quá. Nếu làm được như vậy, kết quả sẽ rất là rõ rệt.

 

  1. 6/ Mỗi khi tập xong, người tu chấm dứt động tác chứ không phải chấm dứt sự luyện Công. Người tu chỉ cần phải làm thế chấp tay trước ngực. Chấp tay trước ngực xong có nghĩa là chấm dứt các động tác. Ðừng có ý nghĩ chấm dứt sự luyện Công vì Pháp Luân quay mãi không bao giờ ngừng.

 

  1. 7/ Những người yếu trong mình hoặc bị bệnh kinh niên có thể tập luyện tùy theo tình trạng của họ. Họ có thể tập ít hơn hoặc chọn để thực hành bất cứ bài động tác nào trong số năm bài trên. Ðối với những người không thể đi đứng được, họ có thể ngồi tréo chân để tập luyện thay vì đứng. Tuy nhiên, họ phải tiếp tục tập luyện.

 

  1. 8/ Không có sự đòi hỏi nào về địa điểm, thời gian hoặc phương hướng nào trong khi tập luyện. Tuy vậy, xin đề nghị một nơi sạch sẽ và yên tĩnh nếu được.

 

  1. 9/ Xin đừng sử dụng ý muốn của mình trong lúc thực hành. Ðược như vậy thì người tu sẽ không bao giờ đi trật đường. Nhưng xin cũng đừng pha lẫn Pháp Luân Công với bất cứ đường lối tu luyện nào khác. Nếu không, Pháp Luân sẽ bị méo mó đi.

 

  1. 10/ Khi không thể nào tập trung được trong lúc tập, người tu có thể niệm danh của Sư phụ. Dần dần người tu sẽ có thể tập trung được.

 

  1. 11/ Một số thử thách sẽ xuất hiện trong lúc tập luyện. Ðó là hình thức để trả nghiệp. mọi người đều có nghiệp. Khi người tu cảm thấy cơ thể bất an, xin đừng nghĩ là mình đang mắc bệnh gì. Ðể tiêu trừ nghiệp lực và dọn đường cho sự tu luyện, vài sự khảo đảo sẽ xuất hiện sớm hơn.

 

  1. 12/ Nếu không thể ngồi kiết già thì lúc đầu người tu cũng có thể tập các động tác bằng cách ngồi trên cạnh ghế. Kết quả cũng sẽ tương tự với lối ngồi như vậy. Nhưng là một người tu, người ta phải có khả năng ngồi kiết già. Với thời gian trôi qua, người tu sẽ chắc chắn có thể làm điều đó.

 

  1. 13/ Khi đang luyện tĩnh công, nếu thấy hình ảnh hay cảnh vật gì trước mặt, xin đừng để ý đến, và tiếp tục tập luyện như thường. Nếu bị cản trở bởi những cảnh trí ghê rợn hoặc cảm thấy bị đe dọa, người tu phải lập tức nhớ rằng: “Tôi được bảo vệ bởi Sư phụ trong Pháp Luân Công. Tôi không sợ bất cứ điều gì”. Hoặc là người tu cũng có thể niệm danh của Sư phụ Lý Hồng Chí, và cứ tiếp tục tập luyện.

 

 

*** Xem video 5 bài tập Pháp Luân Công tại  ĐÂY 

(http://vi.falundafa.org/falun-dafa-video-audio.html)

 

 

06/07/2012.

(Theo falundafa.org)

DQC (st)

 

 

 

 

 

Liên kết website