Tin Hội Doanh nghiệp

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Kiều châu Âu lần thứ 10 tại Budapest

5:46 chiều | 18/09/2016

 

Trong thời gian từ 15-17/9/2016, tại thủ đô Budapest – Hungary đã diễn ra Hội nghị Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Kiều châu Âu lần thứ 10. Chủ đề chính của Diễn đàn2016 là “Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU: Cơ hội, hợp tác và phát triển”.

Diễn đàn lần này quy tụ hơn 250 doanh nhân Việt kiều tại các quốc gia châu Âu như Áo,Vương quốc Anh, Ba Lan, Bulgaria, Cộng hòa Czech, CHLB Đức, Hungary, Hy Lạp, NaUy, Liên bang Nga, Rumani, Pháp, Slovakia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, ThụySĩ, Ukraine, Uzbekistan và Việt Nam.

Đây là dịp tốt để các doanh nghiệp Việt kiều khu vực Châu âu có cơ hội giao lưu, chia sẻkinh nghiệm nhằm tìm ra giải pháp phù hợp để phát triển kinh doanh và đầu tư tại địa bàntrong điều kiện Việt Nam đã và đang tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhấtlà việc chuẩn bị thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU trong những năm tới.

Dưới đây là ghi chép tổng hợp ý kiến của các đại biểu và doanh nghiệp trao đổi tại Diễnđàn xung quanh chủ đề nêu trên.

 

1. Nhận định tình hình:

Theo các doanh nghiệp Việt kiều khu vực Châu âu tham dự Diễn đàn thì mô hình kinhdoanh thương mại truyền thống hiện nay tại các nước Châu âu (bán buôn bán lẻ các loạiquần áo giầy dép, đồ gia dụng với giá rẻ, có mẫu mã giống hàng thời trang sản xuất từTrung Quốc hay Việt Nam…) nhìn chung không còn hiệu quả như trước.

Do thị trường ngày càng thu hẹp bởi các siêu thị, đời sống người dân tại Đông âu nângcao, sự kiểm soát chặt chẽ về thuế, bản quyền nhãn hiệu…đã khiến phương thức kinhdoanh cũ kém hiệu quả. Hiện đã có hàng nghìn doanh nghiệp Việt kiều ở Châu âu khôngtrụ nổi đã phá sản hay phải tìm đến các hình thức kinh doanh khác như siêu thị mini trênphố, dịch vụ làm đẹp (nails), đầu tư bất động sản, cung ứng lao động, đào tạo nghề, kinhdoanh nhà hàng, khách sạn, du lịch, logistic v.v…

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã ký kết và đi vào thực hiện từnăm 2018 với nhiều ưu đãi về thuế và thủ tục pháp lý sẽ tạo ra những thời cơ mới chodoanh nghiệp Việt Nam và EU trong các hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư. Doanhnghiệp Việt kiều Châu âu với những thế mạnh về kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh, quanhệ, hiểu biết ngôn ngữ… sẽ có điều kiện thuận lợi tham gia trực tiếp hay làm cầu nối thúcđẩy việc xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường khu vực các nước EU và ASEANtrong tương lai.

 

2. Thuận lợi, khó khăn:

Các đại biểu tham dự Diễn đàn cho rằng DNVK tại Châu âu có nhiều lợi thế như hiểu biết về thị hiếu, văn hóa tiêu dùng Châu âu, có ngôn ngữ địa phương, quan hệ tốt với Chínhquyền sở tại, có tinh thần đoàn kết gắn bó trong cộng đồng người Việt. Ngoài ra nhiềuDNVK có tiềm năng tài chính và địa vị pháp lý, có khả năng huy động vốn ở trong vàngoài nước, đang có mối quan hệ làm ăn tốt với DN trong nước, có hệ thống phân phốihàng tại các nước EU…

Hơn thế nữa, các doanh nhân trẻ Việt kiều thường được đào tạo bài bản, làm việc trongcác DN địa phương, các tập đoàn đa quốc gia. Đây chính là nguồn nhân lực quan trọng, hỗtrợ hoạt động kinh doanh và đầu tư một cách hiệu quả trong điều kiện và môi trườngthuận lợi khi thực thi Hiệp định EVFTA.

Thêm vào đó, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước EU nhìn chung phát triểnkhá tốt trong nhiều năm qua, kinh tế Việt Nam gần đây đạt được nhiều thành tựu rất tíchcực, đặc biệt là quá trình hội nhập quốc tế được đẩy mạnh… Đây được coi là nhân tố chínhtrị-xã hội thuận lợi, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và đầu tư của cộng đồng doanhnghiệp Việt kiều nói chung.

Tuy nhiên để tận dụng được các cơ hội khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực thì doanh nghiệpViệt Nam nói chung và doanh nghiệp Việt kiều Châu âu nói riêng phải xử lý được các hạnchế và bất cập hiện nay như phải minh bạch hóa tài chính kinh doanh, đổi mới công nghệ,xây dựng thương hiệu sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, tuân thủ đúng cácqui định về sản xuất, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, đơn giản hóa thủ tục hànhchính, chống gian lận thương mại…

Ngoài ra doanh nghiệp Việt Nam ở trong và ngoài nước cần thay đổi tư duy, xây dựng mốiliên kết, phát triển hoạt động kinh doanh và đầu tư theo qui mô lớn, kinh doanh phảichuyên nghiệp và bài bản hơn… nhằm tạo khả năng cạnh tranh và phát huy thế mạnhtrong điều kiện nước ta tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.

 

3. Định hướng, giải pháp:

Trên cơ sở phát huy những thế mạnh đã có, khắc phục những hạn chế yếu kém để tận dụngcơ hội do Hiệp định EVFTA đem lại, doanh nghiệp Việt kiều Châu âu có thể xem xét triểnkhai một số hướng phát triển mới cụ thể như sau:

– Đổi mới phương thức kinh doanh truyền thống: trước hết tại các Trung tâm thương mạibán buôn và XNK cần thay đổi căn bản sự hợp tác giữa chủ các TTTM và các doanhnghiệp kinh doanh. Các TTTM không chỉ tạo điều kiện kinh doanh tốt hơn mà còn phải hỗtrợ kiến thức, luật pháp, cơ hội kinh doanh cho các DN theo hướng phù hợp, hiệu quả hơn(như đa dạng hóa mô hình kinh doanh, hướng dẫn kỹ thuật quảng bá sản phẩm, xây dựnghệ thống khách hàng thân thiện, sử dụng thêm công cụ bán hàng trực tuyến, mở rộng hợptác với các nhà phân phối…).

– Xây dựng hệ thống liên kết, chuyển giao thương hiệu trong lĩnh vực dịch vụ, hợp tác đểchuyên nghiệp hóa các khâu, nâng cao uy tín, từ đó kết hợp với các thương hiệu đã có củacác doanh nghiệp bản địa.

– Vừa triển khai các hoạt động kinh doanh mới trên cơ sở thế mạnh của mỗi nước vừa liênkết hợp tác để xây dựng mô hình kinh doanh chung nếu phù hợp (ví dụ DNVK Ba Lancung ứng hàng hóa thiết yếu và nông sản cho các DNVK tại Sec, Đức hay hợp tác giữacác DNVK Đông âu trong các lĩnh vực du lịch, XNK, logistic, đầu tư bất động sản v.v…

 

Để thành công trong kinh doanh trước hết vẫn do sự chủ động, quyết tâm của chínhbản thân doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên cũng cần có các giải pháp và bước đi thíchhợp trong thời cơ mới khi Hiệp định EVFTA sắp có hiệu lực. Các giải pháp đó là:

a/ Tăng cường quan hệ và nâng cao uy tín với các doanh nghiệp bản địa, nhất là các doanhnghiệp liên quan đến hệ thống phân phối và siêu thị. Bên cạnh đó nâng cao vai trò của Hộidoanh nghiệp Việt kiều ở mỗi nước, sử dụng mối quan hệ truyền thống cũng như sự hỗ trợcủa ĐSQ và Chính quyền Việt Nam.

b/ Nghiên cứu xây dựng Trung tâm hỗ trợ XNK Việt Nam – EU, tăng cường hỗ trợ hoạtđộng XTTM, tham dự HCTL, quảng bá sản phẩm, tham gia chuỗi cung ứng hàng hóa tạicác siêu thị ở Châu âu.

c/ DNVKCA có thể liên kết với các doanh nghiệp bản địa cùng tư vấn, đầu tư, chuyển giaocông nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong nước để sản xuất các sản phẩm đu tiêuchuẩn chất lượng với giá thành cạnh tranh xuất khẩu sang các nước EU, nhất là trong lĩnhvực XNK hàng nông sản, thủy sản.

d/ DNVKCA có thể liên kết với các doanh nghiệp trong nước xây dựng dịch vụ đồng bộ vềXNK như hải quan, logistic, trung tâm giới thiệu sản phẩm, gian hàng nhập khẩu từ ViệtNam tại EU và của EU tại Việt Nam trong các hệ thống siêu thị.

e/ Xây dựng cơ chế liên kết giữa các DNVKCA với các cơ quan thương vụ ĐSQ trongviệc tìm kiếm cơ hội kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp phát sinhhoặc giám sát hoạt động XNK…

 

Budapest, ngày 18/9/2016.
Lê Ngọc Thi – Tham tán thương mại ĐSQVN tại Rumani 

 

Một số hình ảnh trong Diễn đàn

 

 

 

 

 

 

 

 

Liên kết website