Thông tin bổ ích

TT – Mua bán Quốc tịch để làm gì?

8:54 chiều | 28/07/2017

 

Thời đại toàn cầu hóa, khủng hoảng kinh tế và thiên tai buộc các nước phải tìm các giải pháp cứu nguy nền kinh tế của mình, vì vậy có chương trình “cấp quốc tịch nếu đầu tư vào nước họ”.

 

Các nước bán quốc tịch:

Càng ngày càng có nhiều nước làm việc này hơn, nhất là sau năm 2008.

 

Các quốc gia sau đây thực hiện chương trình này: 

– Mỹ, Ca-na-đa, Ai-len, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Sỹ, Malta, Latvia, Hungari, Bungari, Hy Lạp, Úc, Singapor, New Zealand: cấp quyền định cư. 

– Sau đó 1 năm (Malta), 2-3 năm (Singapor), 5 năm (Úc, Anh, Pháp, New Zealand), 6-7 năm (Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Mỹ), 8 năm (Hungari), từ 10 năm trở lên (Latvia, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ), thì người đầu tư có thể xin quốc tịch.

– Các nước: Saint Kitts và Nevis, Antigua và Barbuda, Đô-mi-nic, Saint Lucia, Grenada (nằm trong quần đảo Ca-ra-ip), Cộng hòa Síp: người đầu tư nhận quốc tịch chỉ sau vài tháng làm thủ tục.

 

Trách nhiệm người định cư:

Không chỉ đầu tư là xong, một số nước quy định thời gian ở nước mình cho người vào định cư như sau:

– Bồ Đào Nha (mỗi năm ở ít nhất 7 ngày);

– Úc (mỗi năm ở ít nhất 40 ngày);

– New Zealand (mỗi năm ở ít nhất 146 ngày);

– Anh (mỗi năm ở ít nhất 185 ngày);

– Mỹ (mỗi năm ở ít nhất 180 ngày);

– Antigua và Barbuda (phải ở 5 ngày trong vòng 5 năm);

– Ca-na-đa (phải ở 730 ngày trong vòng 5 năm);

– Malta (ở 6 tháng trong suốt thời gian định cư).

 

Giá của quốc tịch:

– Mỹ: 500.000 USD

– Ca-na-đa: 800.000 CAD (đô-la Ca-na-đa), riêng quần đảo Thái tử Edward thuộc Ca-na-đa: 350.000 USD

– Ai-len: 500.000 EUR (euro)

– Anh: 1.000.000 GBP (bảng Anh)

– Pháp: 10.000.000 EUR

– Tây Ban Nha: 500.000 EUR

– Bồ Đào Nha: 500.000 EUR

– Thụy Sỹ: 250.000 CHF/mỗi năm – (franc Thụy Sỹ) (định cư)

– Malta: 1.150.000 EUR

– Latvia: 35.000 EUR (định cư)

– Hungari: 250.000 EUR

– Bungari: 500.000 EUR

– Hy Lạp: 250.000 EUR

– Cộng hòa Síp: 2.500.000 EUR

– Úc: 5.000.000 AUD (đô-la Úc)

– Singapor: 2.500.000 SGD (đô-la Sing)

– New Zealand: 1,5 tỷ NZD (đô-la New Zealand)

– Saint Kitts và Nevis: 250.000 USD

– Antigua và Barbuda: 250.000 USD

– Đô-mi-nic: 100.000 USD

– Saint Lucia: 100.000 USD

– Grenada: 250.000 USD

– Như vậy quốc tịch rẻ nhất là Cộng hòa Đô-mi-nic (100.000 USD) và đắt nhất là Cộng hòa Síp (2,5 triệu euro).

– Quyền định cư rẻ nhất là ở Latvia (35 nghìn euro) và đắt nhất là Pháp (10 triệu euro).

 

Đầu tư vào gì?

a/ Mỗi nước quy định khác nhau.

b/ Tổng kết chung cho 22 nước thì:

– Đầu tư kinh doanh chiếm 60%;

– Đầu tư bất động sản chiếm 55%;

– Đầu tư vào công trái của chính phủ 32%;

– Trợ cấp: 27%;

– Gửi ngân hàng: 14%;

– Đầu tư vào nghệ thuật-văn hóa-nghiên cứu chiếm 14%.

 

Lý do tại sao mọi người mua quốc tịch?

a/ Do được ưu đãi thuế, du lịch không cần xin vi-sa hay cuộc sống tốt hơn cho gia đình.

b/ Trong tổng số 194 quốc gia được công nhận trên thế giới thì nếu có hộ chiếu các nước sau có thể đi du lịch không cần xin vi-sa tới:

152 nước (Malta);

146 (Cộng hòa Síp);

127 (Saint Lucia);

125 (Antigua và Barbuda);

119 (Grenada);

115 (Đô-mi-nic).

c/ Hiện có hộ chiếu Ba Lan có thể đi được 149 nước không cần xin vi-sa.

d/ Các nước sau thu hút người do miễn giảm thuế:

– Antigua và Barbuda (miễn thuế thu nhập và thu nhập ở nước ngoài trong 50 năm);

– Grenada và Đô-mi-nic miễn mọi loại thuế trong 20 năm;

– St Kitts và Nevis không thu thế và không phải khai thuế,

– Saint Lucia: miễn hoàn toàn hay chỉ thu 1% thu nhập.

 

Tại sao các quốc gia lại bán quốc tịch?

Các lý do là để ổn định giá bất động sản, tăng thu cho ngân sách hay tăng việc bán công trái của chính phủ. Ví dụ St Kitts và Nevis tăng GDP lên 25% trong năm 2014; Bồ Đào Nha tăng GDP lên 13% trong năm 2013, Mỹ thu được 15 tỷ USD trong các năm 2005-2015.

 

Các thông tin thêm:

– Hiện có 35 nước trên thế giới có chương trình này.
– St Kitts và Nevis đã làm từ năm 1984.
– Năm 2017, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu tham gia.
– Các nước mua quốc tịch nhiều nhất: Nga, Trung Quốc, Cận Đông. Đầu tư nhiều nhất là dân Trung Quốc.
– Các nhược điểm của chương trình bán quốc tịch: phụ thuộc vào tư bản nước ngoài; tăng nguy cơ khủng bố, tội phạm, rửa tiền.
– Hiện không mua bán được quốc tịch Ba Lan.

 

 

28/07/2017.
(Theo vietinfo.eu)
DQC (st)

 

 

 

 

 

Liên kết website