Sức khỏe - Làm đẹp

SKLĐ – Danh sách các loại cây cảnh chứa chất độc

9:48 chiều | 06/01/2015

 

Tiến sĩ sinh học Bùi Văn Lệ, trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM cho biết, gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên trồng các loại hoa, cây cảnh. Vì có thể loại hoa cây cảnh đó cực kỳ độc mà bố mẹ không biết.

Ông nói: “Tốt nhất, các bố mẹ, ông bà, người trông trẻ nên cẩn thận, tuyệt đối không để các bé nghịch, cầm hay cho bất cứ loại lá cây nào vào miệng. Hơn thế, bé có thể nghịch đất trồng trong chậu rất bẩn, dễ nhiễm giun sán. Những loại hoa cây cảnh không chỉ độc với bé mà còn độc với cả người lớn”.

 

 

  1. 1. Trúc đào

 

 

Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Việc phơi khô hoặc nấu chín cũng không làm mất tính độc của loài thực vật này. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước…) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào.

Hiện nay, trúc đào đang được trồng rất nhiều ở trên các tuyến phố, vườn hoa, nơi công cộng.

 

 

  1. 2. Thơm ổi

 

 

Tên khoa học là Lantana spp. Quả có chất độc Lantanin alkaloid Hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong.

 

 

  1. 3. Ngoắt nghẻo

 

 

Tên khoa học là Gloriosa superba. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

 

 

  1. 4. Cà độc dược, một số loại Cà kiểng, hoa Lưu ly

 

 

Tên khoa học là Datura metel, thuộc họ cà Solanaceae. Tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.

Cũng chính nhờ độc chất có trong hoa lá thân cây, mà cà độc dược còn được dùng làm thuốc, nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt.

 

 

  1. 5. Đỗ Quyên

 

 

Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin vàArbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.

 

 

  1. 6. Thiên điểu

 

 

Tên khoa học là Strelitzia reginae. Hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.

 

 

  1. 7. Môn kiểng

 

 

Tên khoa học là Caladium hortulanum. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Calcium oxalate và Asparagine Khi ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột.

 

 

  1. 8. Hoa loa kèn Arum/ Ý lan

 

 

Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.

 

 

  1. 9. Xương rồng bát tiên

 

 

Tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.

 

 

  1. 10. Anh Thảo

 

 

Tên khoa học là Cyclamen persicum. Củ cây có chất độc Alkaloids gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.

 

 

  1. 11. Chuỗi ngọc

 

 

Tên khoa học là Sedum morganianum: Tất cả bộ phận có chất Glucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.

 

 

  1. 12. Môn lá lớn

 

 

Tên khoa học là Colocasia spp. Tất cả các bộ phận trên cây đều chứa chất Calcium oxalate Asparagine gây ngứa và bỏng rát cổ họng, tiêu chảy nếu ăn phải.

 

 

  1. 13. Hồng môn

 

 

Tên khoa học là Anthurium spp. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine Việc ăn phải loại thực vật này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.

 

 

  1. 14. Dạ lan

 

 

Tên khoa học là Hyacinth orientalis. Củ Dạ Lan có độc tố Alkaloid gây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.

 

 

  1. 15. Cẩm tú cầu

 

 

Tên khoa học là Hydrangea macrophylla. Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.

 

 

  1. 16. Xương rồng kiểng

 

 

Tên khoa học là Euphorbia trigona. Nhựa cây Có thể gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc, gây tê cứng lưỡi và miệng, nôn mửa nếu ăn phải.

 

 

  1. 17. Thủy tiên

 

 

Tên khoa học là Narcissus spp. Củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.

 

 

  1. 18. Một số loại trầu (Trầu bà, Trầu ông,…)

 

 

Có tên khoa học là Philodendron spp. Lá và thân cây có chất độc Calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải.

 

 

  1. 19. Tulip

 

 

Tên khoa học là Tulipa spp. Củ cây có chất Tulipene, ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.

 

 

  1. 20. Lục bình

 

 

Tên khoa học là Eichhornia crassipes. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc gây chứng ăn không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.

 

 

  1. 21. Huệ Lili

 

 

Tên khoa học là Hippeastrum puniceum. Củ cây có chất độc Lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn mửa nếu ăn phải. Tránh tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏng rát, ngứa…

 

 

 

  1. 22. Ngô đồng

 

 

Tên khoa học là Jatropha podagrica. Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.

 

 

  1. 23. Cây vạn thiên thanh

 

 

Tên khoa học là Aglaonema. Loại cây này còn được biết với tên minh ti, chúng thuộc họ ráy, có hình dáng đẹp nên được nhiều người ưa chuộng chọn làm cây cảnh, nhất là trồng trong nhà. Tất cả các bộ phận của cây này đều có độc từ rễ tới ngọn. Do đó bạn tránh chạm vào chúng khi di chuyển và chăm sóc nhé. Khi không may bị dính nhựa cây nên làm dịu chúng bằng nhiệt như hơ nóng hay rửa bằng nước ấm.

Nhựa cây gây ngứa. Nếu ăn phải bị tê môi, đỏ lưỡi, ngứa họng. Trẻ con ăn lá, hoa hay quả của cây sẽ bị ngộ độc.

 

 

  1. 24. Cây Thế kỷ

 



Nhựa của cây thế kỷ hay còn gọi cây thùa có thể gây kích ứng da nghiêm trọng nếu tiếp xúc với da, còn nuốt phải có thể gây nên các vấn đề về tiêu hóa.

 

 

  1. 25. Vạn tuế 

 

 

Tên khoa học là Cycas revoluta. Loài cây này không nên trồng trong phòng kín vì có thể gây bệnh, ngộ độc, thậm chí tử vong mà bạn không cần phải chạm đến chúng. Riêng vỏ và ngọn cây vạn tuế có chất độc mạnh có thể gây ung thư hay loạn thần kinh mãn tính.

 

 

  1. 26. Hoa Lan chuông

 

 

Tên khoa học là Convallaria majalis. Chất độc trong hoa và quả của loại hoa hoa này có thể gây tử vong nếu bạn nuốt phải.

 

 

  1. 27. Cây Thông đỏ

 

 

Cây thông đỏ hay Taxus wallichiana (“taxus” có nghĩa là độc) là loại cây bụi lớn thường thấy trong các khu rừng ở châu Âu, có lá xanh quanh năm. Trái cây mềm, màu đỏ chín mọng trông rất bắt mắt nhưng chứa hột màu nâu đen có độc tính rất mạnh, đến nay vẫn chưa có thuốc giải loại độc này.

Người nào ăn phải hột cây sẽ chết ngay trong vài phút. Vì chất độc này gây nên chứng co thắt, tê liệt nên nó từng được dùng làm thuốc phá thai tuy nhiên phần lớn trường hợp thường dẫn đến tử vong.

 

 

  1. 28. Anh đào đen

 

 

Tên khoa học là Prunus serotina. Quả của cây anh đào đen có thể khiến người nuốt phải bị mất giọng, rối loạn hô hấp, lên cơn co giật và có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ nếu ăn phải.

 

 

  1. 29. Cây Thụy hương

 

 

Tên khoa học là Daphne. Thụy hương là một loại cây bụi để trang trí trong vườn nhà rất được ưa thích ở châu Âu. Rợp mát với tán lá xanh mướt rậm rạp cùng với những chùm hoa ngát hương, ít ai nghĩ đây là một loại cây độc hại vô cùng với chất mezerein có độc tính rất cao.

Nếu vô tình ăn phải lá hay quả cây thì triệu chứng lúc đầu là buồn nôn và ói mửa dữ dội, theo đó là xuất huyết trong, hôn mê rồi dẫn đến tử vong.

 

 

06/01/2015.
(Theo khoahoc.tv)
DQC (st)

 

 

 

 

 

 

Liên kết website