Sức khỏe - Làm đẹp

SKLĐ – Yoga: Tư Thế Ngồi Xếp Cánh Bướm-Baddha Konasana

2:40 sáng | 11/06/2012

 

Lợi ích Tư Thế Ngồi Xếp Cánh Bướm

Tên tiếng Việt: Tư thế Ngồi Xếp Cánh Bướm

Tên tiếng Anh: Butterfly Pose/Cobbler Pose

Tên tiếng Phạn: Baddha Konasana

 

 

Tư thế ngồi xếp cánh bướm, hay còn được gọi là tư thế góc cố định. Tư thế được thực hiện với hông mở ra và chuyển động lên xuống giống như tư thế của một con bướm đang chuyển động. Mặc dù đây là tư thế cực kỳ đơn giản nhưng có rất nhiều lới ích cho sức khỏe.
  
 
 
 

Bạn nên thực hiện tư thế cánh bướm cùng với các tư thế khác vào buổi sáng. Hoặc nếu bạn không thểdậy sớm hay sắp xếp được, bạn có thể thực hành vào buổi chiều tối.

Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ thực hành Yoga sau bữa ăn tầm 4-5 tiếng, để đảm bảo thức ăn đã được tiêu hóa hết và cung cấp đủ năng lượng cho bạn luyện tập.

 

Cấp độ: Cơ bản

Loại hình: Vinyasa

Thời gian thực hiện: 1-5 phút

Tác động lên: hông, chân, thắt lưng, cơ bụng, đầu gối, đầu, khớp

 

 
Cách thực hiện Tư Thế Ngồi Xếp Cánh Bướm
 
  1. 1- Ngồi thẳng, duỗi chân.Thở ra, từ từ gập đầu gối, kéo gót chân về xương chậu. 2 lòng bàn chân ấn sátvào nhau, đầu gối thả sang 2 bên.
  2. 2- Di chuyển gót chân càng gần xương chậu càng tốt. Sau đó dùng ngón tay bạn giữ lấy các ngón chân. Điều chỉnh để các cạnh ngoài bàn chân luôn được ấn xuống sàn.
  3. 3- Điều chỉnh để bạn cóthể ngồi thoải mái trong tư thế. Thẳng lưng.
  4. 4- Ngồi một cách thoảimái, ko ép đầu gối xuống đất. Bạn chỉ cần hạ thấp đầu xương đùi xuống sàn, điềunày sẽ tự động hạ đầu gối của bạn xuống. Giữ tư thế trong vòng 1-5 phút. Thở đều và bạn có thể nâng hạ 2 chân dập dình như cánh bướm.

 

 

 

Lưu ý và Chống chỉ định khi thực hiện Tư Thế Ngồi Xếp Cánh Bướm
 
  1. 1- Không nên thực hiện tư thế này nếu bạn bị chấn thương đầu gối, khi đang có kinh nguyệt.
  2. 2- Nếu bạn bị đau thầnkinh tọa, bạn có thể ngồi trên 1 chiếc gối và thực hành tư thế này.

 

Khi mới tập thực hành tư thế cánh bướm, bạn có thể ngồi trên 1 chiếc chăn để giúp bạn thực hành dễ dàng hơn.

Bạn cũng có thể giữ 2 bàn chân bạn cách xa hông để tạo thành một có lơn hơn

Khi đã thành thạo, bạn có thể thực hành biến thể nâng cao của tư thế bằng cách gập thân mình sát xuống, sao cho thân nằm giữa 2 đầu gối, đầu hạ xuống sàn nhà. Cố gắng điều chỉnh để cột sống bạn vẫn thẳng trong tư thế này.

 

 
Tác dụng của Tư Thế Ngồi Xếp Cánh Bướm
 
  1. 1- Tư thế này có tác dụng rất lớn đối với phụ nữ mang thai, giúp cho việc sinh nở suôn sẻ và dễ dàng hơn.
  2. 2- Tư thế này cũng tăng cường chức năng của hệ thống sinh sản ở phụ nữ.
  3. 3- Giúp cho máu lưu thôngtốt hơn trên toàn cơ thể.
  4. 4- Kích thích thận và tuyến tiền liệt, các cơ quan như bàng quang và bụng
  5. 5- Giúp giảm căng thẳng,mệt mỏi
  6. 6- Giúp giảm các triệu chứng khó chịu khi có kinh nguyệt
  7. 7- Giúp mở khớp háng, khớp hông. Giúp đầu gối, đùi được linh hoạt hơn.
  8. 8- Giúp kéo dài cột sống,giảm đau thần kinh tọa.
  9. 9- Tư thế này cũng giúp chữa hen suyễn, bàn chân dẹt, vô sinh và huyết áp cao. Thực hiện tư thế nàythường xuyên sẽ giữ cho bạn tránh xa các loại bệnh tât.

Tư thế ngồi xếp cánh bướm là tư thế dễ dàng ai cũng có thể thực hiện được. Nó tác động lên đùi trong và háng của bạn, giúp chúng trở lên linh hoạt hơn. Nó cũng tăng cường sự linhhoạt của hông, bàn chân, mắt cá chân và đầu gối, tăng lưu thông máu của nhữngkhu vực này.

Đây là tư thế hoàn hảo đối với những ai đang mang thai, giúp quá trình chuyển dạ trở nên dễ dàng hơn.

 

 

11/06/2012.
(Nguồn: yogalovers)
DQC (st)

 

 

 

 

 

Liên kết website