Sức khỏe - Làm đẹp

SKLĐ – Yoga: Tư Thế Giãn Chân Trên Tường-Viparita Karani

3:38 chiều | 07/06/2012

 

Lợi ích Tư Thế Giãn Chân Trên Tường

Tên tiếng Việt: Tư thế Giãn Chân Trên Tường

Tên tiếng Anh:  Inverted Lake Pose / Legs Up The Wall Pose

Tên tiếng Phạn: Viparita Karani

 

 

Tư thế thư giãn chân trên tường là tư thế có tác dụng chống lão hóa cho cơ thể rất tốt ngoài những tác dụng cho sức khỏe khác. Một số nghiên cứu của người Hindu cho rằng, tư thế thư giãn chân trên tường không chỉ làm giảm nếp nhăn mà còn giúp bạn đẩy lùi tuổi già. Khi thực hiện tư thế này, máu sẽ lưu thông đến mọi phần của cơ thể, giúp cơ thể chống chọi và đẩy lùi bệnh tật.

 
  
 
 
 

Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ thực hành tư thế này với cái bụng rỗng, sau bữa ăn tầm 4-5 tiếng. Đây là khoảng thời gian đủ để thức ăn được tiêu hóa và cung cấp đủ năng lượng cho bạn trong quá trình luyện tập.

Bạn có thể thực hành bài tập Yoga vào buổi sáng sớm. Nếu không sắp xếp được thời gian, thì buổi tối cũng rất tốt.

 

Cấp độ: Cơ bản

Loại hình: Hatha Yoga

Thời gian thực hiện: 5-15s

Tác động lên: thân trước, lưng sau gáy, chân

 

 
Cách thực hiện Tư Thế Giãn Chân Trên Tường
 
* Đây là tư thế giúp cơ thể phục hồi, một số người có thể thực hiện với sự hỗ trợ dưới lưng bởi gối hoặc tấm chăn gấp gọn. Hãy để bên cạnh mình một chiếc gối nhé.
 
  1. 1- Tìm một chỗ cạnh tường và ngồi cạnh đó, đầu tiên gập chân bàn chân chạm sàn và mở rộng chân. 
  2. 2- Thở ra, nằm xuống sàn, giơ chân lên dựa vào tường, lòng bàn chân hướng lên. Bạn có thể từ từ điều chỉnh tư thế sao cho cảm thấy thoải mái nhất.
  3. 3- Nâng mông của bạn xa tường một chút hoặc có thể đặt mông sát tường.
  4. 4- Đảm bảo rằng lưng và cổ bạn thư giãn thoải mái trên sàn. Cả cơ thể bạn sẽ tạo thành góc 90 độ.
  5. 5- Nâng hông lên một chút, bạn có thể dùng tay hỗ trợ dưới hông.
  6. 6- Giữ đầu và cổ nhìn thẳng lên trên, thả lỏng cổ họng và mặt bạn.
  7. 7- Nhắm mắt lại và điều hòa nhịp thở. Hãy giữ tư thế trong vài phút. Sau đó thả lỏng. Hãy điều hòa hơi thở trước khi bạn ngồi dậy.

 

 

 

Lưu ý và Chống chỉ định khi thực hiện Tư Thế Giãn Chân Trên Tường
 

Một số điểm bạn cần lưu ý trước khi thực hành tư thế thư giãn chân trên tường

  1. 1- Tư thế này là tư thế đảo ngược nhẹ, đừng thực hiện tư thế này nếu bạn đang trong kỳ kinh nguyệt
  2. 2- Cũng không được thực hiện tư thế này nếu bạn có vấn đề về mắt như tăng nhãn áp
  3. 3- Nếu bạn bị đau lưng hay đau cổ, hãy thực hiện tư thế dưới sự giám sát và hướng dẫn của giáo viên có kinh nghiệm và được đào tạo cẩn thận
  4. 4- Nếu bạn cảm thấy ngứa ở bàn chân khi thực hiện tư thế này, hãy gập đầu gối và chạm chân vào lòng bàn tay, đưa gót chân gần xương chậu.

 

Với những ai mới tập, sẽ khó có thể làm đúng tư thế. Hãy điều hòa hơi thở, đảm bảo các đầu xương đùi được ép vào tường. Điều này sẽ giúp cột sống, bụng và hang của bạn linh hoạt hơn. Hãy thở thật điều hòa, nhẹ nhàng hòa vào với tư thế.

Nếu bạn có đủ không gian, bạn có thể mở rộng chân thành hình chữ V. Điều này sẽ giúp căng cơ chân và đùi. Hãy mở rộng chân từ từ sang ngang để căng cơ đùi hơn.

 

 

Tác dụng của Tư Thế Giãn Chân Trên Tường
 
  • 1- Tư thế này giúp giảm mệt mỏi, thả lỏng chân
  • 2- Giúp cho thân trước, phía sau của chân và cổ được thư giãn
  • 3- Giúp giảm đau lưng
  • 4- Giúp xoa dịu tâm trí
  • 5- Ngoài ra, tư thế này còn rất tốt trong giải quyết các vấn đề:
  • – Sự lo âu
  • – Viêm khớp
  • – Các vấn đề về tiêu hóa
  • – Nhức đầu, chóng mặt
  • – Huyết áp cao và thấp
  • – Mất ngủ
  • – Chứng Migraines
  • – Trầm cảm nhẹ
  • – Bệnh hô hấp
  • – Rối loạn nước tiểu
  • – Suy tĩnh mạch
  • – Co thắt kinh nguyệt
  • – Hội chứng tiền kinh nguyệt
  • – Mãn kinh

 

 

Đây là tư thế đảo ngược nhẹ nhàng, thư giãn chân và hệ thần kinh, giúp cơ thể đi vào trạng thái thư giãn hoàn toàn. Bất kỳ ai cũng có thể thực hành tư thế này. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn thực hiện tư thế này thường xuyên, cơ thể và não bộ của bạn sẽ đi vào trạng thái thuần khiết, giúp tâm trí đi vào trạng thái thiền định sâu sắc, giúp xoa dịu và kích thích tâm trí.

Vì tác dụng thư giãn tâm trí nên tư thế này thường được thực hành cuối buổi tập Yoga, trước khi thực hiện tư thế xác chết. Ngoài ra, tư thế này cũng có thể được thực hành độc lập.

 

 

07/06/2012.
(Nguồn: yogalovers)
DQC (st)

 

 

 

 

 

Liên kết website